Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintucnhatrang.com, cảm ơn !

Nhiều nước nghiên cứu, áp dụng chiến lược sống chung với dịch bệnh

Thứ tư - 08/09/2021 06:48
Ngày càng nhiều nước chấp nhận kịch bản "COVID-19 không thể bị xóa sổ" khi virus SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến ở các quốc gia chưa được tiêm chủng và hy vọng tiêu diệt hoàn toàn virus đang giảm dần.  Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Nhiều nước nghiên cứu, áp dụng chiến lược sống chung với dịch bệnh
Ngày càng nhiều nước chấp nhận kịch bản "COVID-19 không thể bị xóa sổ" khi virus SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến ở các quốc gia chưa được tiêm chủng và hy vọng tiêu diệt hoàn toàn virus đang giảm dần. 
 
Ngay từ đầu tháng 7, khi các quốc gia trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch COVID-19 do biến thể Delta, Singapore đã đặt ra lộ trình mới để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường - Ảnh: Reuters
Ngay từ đầu tháng 7, khi các quốc gia trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch COVID-19 do biến thể Delta, Singapore đã đặt ra lộ trình mới để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường - Ảnh: Reuters
 
Ngay từ đầu tháng 7, khi các quốc gia trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch COVID-19 do biến thể Delta, Singapore đã đặt ra lộ trình mới để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường - Ảnh: Reuters
 
Theo CNBC, các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đại dịch COVID-19 có khả năng tồn tại cùng chúng ta khi SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến ở các quốc gia chưa được tiêm chủng và hy vọng tiêu diệt hoàn toàn virus này đang giảm dần.
 
“Tôi nghĩ SARS-CoV-2 sẽ tồn tại cùng chúng ta và sẽ biến đổi giống như virus gây ra đại dịch cúm”, ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO cho biết trong một cuộc họp báo.
Một số chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ như Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng và Stephane Bancel, Giám đốc điều hành của Moderna, đều cảnh báo rằng thế giới sẽ phải sống chung với COVID-19 mãi mãi, giống như bệnh cúm.
 
“Mọi người nói rằng chúng ta sẽ loại bỏ hoặc xóa sổ virus. Không, chúng ta sẽ không làm được điều đó. Điều này rất khó xảy ra”, ông Ryan nhấn mạnh.
 
Học cách sống chung
 
Truyền thông Hàn Quốc ngày 7/9 cho biết ngày càng có nhiều lời kêu gọi chính phủ nước này cần sớm áp dụng chiến lược "sống chung với COVID-19", theo đó các biện pháp giãn cách xã hội có thể được nới lỏng để chuẩn bị cho một "cuộc sống bình thường mới", trong đó người dân có thể phải sống chung với sự hiện diện thường xuyên của virus SARS-CoV-2.
 
Không giống như chính sách phòng dịch hiện vốn tập trung vào việc giảm thiểu số ca mắc mới hằng ngày, chiến lược mới sẽ tập trung vào việc điều trị những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, đồng thời nới lỏng các biện pháp điều trị để giúp người dân trở lại cuộc sống hằng ngày như trước đại dịch.
Giới chức Australia đã gia hạn lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 ở thành phố Melbourne thêm 3 tuần trong bối cảnh chuyển trọng tâm sang tăng tốc tiêm chủng và từ bỏ chiến lược loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh.
 
Trong cuộc họp Quốc hội ngày 1/9 tại Canberra, Thủ tướng Scott Morrison cũng nhấn mạnh: ''Australia có thể sẽ sống chung với chủng virus này (SARS-CoV-2)''. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Australia đã ghi nhận tổng cộng hơn 66.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.063 ca tử vong. Quốc gia châu Đại Dương này đang nỗ lực kiểm soát làn sóng dịch thứ ba và các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh đã tác động tới cuộc sống của khoảng hơn 50% trong tổng số 25 triệu người dân. Hai thành phố lớn nhất cả nước là Sydney và Melbourne cùng thủ đô Canberra đang áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài nhiều tuần. 
 
Mặc dù giới chức Australia đã nhanh chóng kiểm soát các đợt bùng phát dịch trước đây thông qua biện pháp phong tỏa, nhưng biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao cho thấy biện pháp này không phát huy hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Phó Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia Chris Moy nhận định biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, thời gian ủ bệnh ngắn và người nhiễm bệnh thường không có triệu chứng đồng nghĩa với việc không thể áp dụng chiến thuật cũ.
 
Chính phủ liên bang Australia đang kêu gọi các bang và vùng lãnh thổ tuân theo kế hoạch mở cửa trở lại trên toàn quốc khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 70%-80%. Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg đề nghị lãnh đạo các bang bám sát kế hoạch cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại và lập kế hoạch cho tương lai của chính họ, “một kế hoạch đưa Australia tiến tới sống chung an toàn với virus”.
 
Đối với Indonesia, Tổng thống Joko Widodo hồi đầu tháng 8 đã chỉ thị cho Bộ Y tế chuẩn bị lộ trình sống chung với COVID-19 trong trường hợp dịch bệnh này còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho hay chỉ thị nói trên được đưa ra xuất phát từ nhận định rằng dịch COVID-19 có khả năng còn tồn tại ở Indonesia trong một thời gian dài.
 
Ông Budi khẳng định trong lộ trình sống chung với COVID-19, các quy định phòng dịch cần bảo đảm việc vận hành các hoạt động kinh tế một cách bình thường. Theo đó, Bộ Y tế sẽ sớm thực hiện một dự án thí điểm áp dụng các quy định phòng dịch dựa vào công nghệ kỹ thuật số trong 6 lĩnh vực gồm thương mại, văn phòng và công nghiệp, giao thông, du lịch, tôn giáo và giáo dục.
 
Bộ Y tế Indonesia đã nhận được các chỉ đạo định hướng nhằm bảo đảm rằng các quy định phòng dịch sẽ "đồng hành với cuộc sống hằng ngày" của người dân trong giai đoạn tới dựa trên việc áp dụng công nghệ thông tin.
 
Ngay từ đầu tháng 7, khi các quốc gia trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch COVID-19 do biến thể Delta, Singapore đã đặt ra lộ trình mới để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường.
 
Trong lộ trình đưa Singapore sang trạng thái bình thường mới do 3 thành viên của Lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của Singapore đề xuất, các biện pháp phòng dịch sẽ được nới lỏng và có thể tổ chức các sự kiện tập trung đông người. Thậm chí, Singapore sẽ dừng thống kê chi tiết những ca mắc COVID-19 hằng ngày.
 
Một trong những “chìa khóa” giúp Singapore trở lại cuộc sống bình thường đó là có tỷ lệ tiêm chủng cao. Tuy nhiên, theo Singapore, trong trạng thái bình thường mới, người dân cần có ý thức và hành xử phù hợp để sống chung với COVID-19 như một căn bệnh theo mùa.
 
Singapore đề xuất xét nghiệm SARS-CoV-2 trong các trường hợp cụ thể như trước các sự kiện xã hội lớn hoặc khi người dân đi du lịch từ nước ngoài trở về, thay vì theo dõi và cách ly những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.
 
Để làm được điều này, các bộ trưởng cho biết các phương pháp xét nghiệm nhanh và dễ dàng hơn sẽ được triển khai vì xét nghiệm PCR mất nhiều thời gian mới cho kết quả. Các phương pháp khác, bao gồm xét nghiệm SARS-CoV-2 qua hơi thở sẽ cho kết quả sau 1-2 phút, đang được Singapore xem xét.
 
Việc truy vết trên diện rộng và cách ly khi có ca nhiễm mới sẽ không còn cần thiết. Thay vào đó, người dân sẽ được xét nghiệm thường xuyên hơn bằng nhiều phương pháp nhanh chóng và dễ dàng tự thực hiện.
 
Chìa khóa phòng vệ
 
Từ châu Á, Trung Đông đến châu Mỹ Latinh, giới chức lãnh đạo tiếp tục kêu gọi người dân tiêm vaccine và mở rộng các đợt tiêm mới vì cho rằng đây là “chìa khóa” đẩy lùi dịch COVID-19, là tấm áo giáo để “sống chung" với dịch.
 
Ủng hộ quan điểm tiêm vaccine mở rộng, Tiến sĩ Anthony Fauci nhấn mạnh ngay cả những người không thuộc các nhóm nguy cơ chính, còn trẻ và khỏe mạnh, vẫn có thể góp phần tiêu cực vào sự lây lan của COVID-19 và vì vậy, cần phải được tiêm phòng.
 
Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cũng ra tuyên bố khẳng định tiêm phòng đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống dịch COVID-19.
 
Theo số liệu của Cơ quan Y tế Công cộng England (PHE) công bố mới đây, ước tính chương trình tiêm chủng đã trực tiếp ngăn chặn từ 102.500 đến 109.500 trường hợp tử vong do COVID-19, cao hơn con số ước tính từ 91.700 đến 98.700 ca trước đó. Khoảng 82.100 ca nhập viện cũng đã được ngăn chặn nhờ tiêm chủng.
 
Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, theo đó, chỉ ra sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ tử trong đợt bùng phát lớn nhất ở bang Victoria vào năm 2020 và làn sóng biến thể Delta hiện đang tấn công bang New South Wales (NSW).
 
Thủ tướng Morrison cho biết, tỷ lệ tử vong ở bang Victoria trong đợt bùng phát dịch năm ngoái là 4,3%, khi chưa có vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong hiện nay ở bang NSW chỉ là 0,4%, khi có cùng số ca mắc COVID-19 và tỷ lệ người dân từ 16 tuổi trở lên đã tiêm chủng đủ liều là hơn 36%.
 
Theo Báo điện tử Chính phủ
 
Nguồn tin: baokhanhhoa.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp