Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintucnhatrang.com, cảm ơn !

Mức độ nguy hiểm của 2 loại vi khuẩn gây ngộ độc ở Nha Trang

Thứ bảy - 26/11/2022 22:14
Trên thực tế, Salmonella và E.Coli không còn xa lạ và là tác nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc trước đó.
Mức độ nguy hiểm của 2 loại vi khuẩn gây ngộ độc ở Nha Trang

E.Coli và Salmonella là 2 loại vi khuẩn gây ngộ độc trong vụ việc đáng tiếc vừa qua. Ảnh: UC_Davis.

Vừa qua, sau vụ ngộ độc đáng tiếc tại trường iSchool Nha Trang với 662 nạn nhân, ông Nguyễn Thanh Hà, Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn đã phát hiện vi khuẩn Salmonella spp và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) trong mẫu cánh gà chiên.

Nguy cơ từ E. coli

Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị Khoa học Toàn quốc về Bệnh Truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2022, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết vi khuẩn E. coli là một loại vi khuẩn thường gặp, vẫn luôn tồn tại trong cơ thể.

“Vị trí thường thấy nhất trên cơ thể có sự xuất hiện của E. coli là đường ruột, âm đạo. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng tồn tại trong phân của con người”, vị chuyên gia thông tin.

BS Cấp cho hay E. coli hoàn toàn có thể “chung sống” an toàn với con người với điều kiện sức khỏe tốt, ổn định. Tuy nhiên, trong những trường hợp sức khỏe yếu hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường khác như máu hay vết thương hở, E. coli có thể gây bệnh rất nghiêm trọng.

ngo doc thuc pham anh 1

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TL.

Ngoài ra, do là vi khuẩn tồn tại trong phân, E. coli cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường bên ngoài, thậm chí vào tay người và gây bệnh nếu không đảm bảo tốt các vấn đề về vệ sinh.

Liên quan vụ ngộ độc tại Nha Trang, BS Nguyễn Trung Cấp cho hay với nhiều dạng khác nhau, E. coli có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của nạn nhân.

“Nếu không may nhiễm các dạng nguy hiểm của vi khuẩn E. coli, nạn nhân có thể gặp một số tình trạng nặng như viêm đường ruột, thậm chí nhiễm trùng máu…”, vị chuyên gia nói.

Một nguy cơ khác là E. coli tồn tại trong cơ thể con người, do đó, trong quá trình sử dụng các loại kháng sinh, vi khuẩn này có thể làm quen và xảy ra tình trạng kháng kháng sinh.

Tình trạng này còn đến từ việc E. coli thường được phát tán ra môi trường trong quá trình chăn nuôi cá, tôm. Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng ảnh hưởng tới khả năng kháng thuốc của loại vi khuẩn này.

Chia sẻ cụ thể vụ việc tại Nha Trang, BS Cấp cho hay những thức ăn như cánh gà nếu không may nhiễm vi khuẩn E. coli, trong quá trình nấu chín, sẽ loại bỏ hoàn toàn loại vi khuẩn này.

“Tuy nhiên, nếu tìm thấy vi khuẩn trong thành phẩm, điều này đồng nghĩa chúng có thể bị nhiễm khuẩn ở giai đoạn sau như bảo quản hay sắp xếp bàn ăn…”, vị chuyên gia nêu giả thiết.

Về biện pháp phòng ngừa, do E. coli tồn tại trong cơ thể và chỉ gây bệnh khi xâm nhập qua những con đường khác, BS Cấp khuyến cáo người dân cần đảm bảo quá trình kiểm soát chất thải, phân, đồng thời giữ gìn vệ sinh tốt.

Cụ thể, chúng ta cần tránh làm ô nhiễm nguồn nước hay để bàn tay nhiễm khuẩn. Từ đây, E. coli sẽ không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Điều cần biết về Salmonella

Theo thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Minh Thu, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), trực khuẩn Salmonella là một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến trong cộng đồng. Vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn - một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh.

Nguồn lây nhiễm chủ yếu Salmonella là do nạn nhân ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chủ yếu trong các loại thịt động vật (gia súc, gia cầm) hay một số thực phẩm gồm trứng, sữa...

ngo doc thuc pham anh 2

Trẻ bị ngộ độc đang điều trị tại các bệnh viện ở Nha Trang. Ảnh: Xuân Hoát.

“Ngoài ra, vi khuẩn Salmonella còn có thể xuất hiện trên bề mặt hay các dụng cụ dùng trong chế biến thức ăn”, vị chuyên gia nói thêm.

Khi không may nhiễm khuẩn, nạn nhân có thể xuất hiện các các triệu chứng gồm sốt, chướng bụng, đau bụng quặn từng cơn, xuất huyết tiêu hóa, đi tiêu ra phân có đờm, máu. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể bị co giật, rối loạn tri giác.

“Khác với chứng rối loạn tiêu hóa thông thường, ngộ độc thực phẩm là trường hợp dung nạp thức ăn đã bị nhiễm khuẩn hoặc thức ăn chứa các loại độc tố”, BS Thu nói.

Theo bác sĩ này, hầu hết tình huống ngộ độc thực phẩm có tính rầm rộ hơn, kèm theo đó là các dấu hiệu toàn thân như mệt, lừ đừ và yếu tố dịch tễ như nhiều người cùng bị ngộ độc sau khi ăn một loại thực phẩm.

BS Thu cũng cho hay bệnh có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn Salmonella có thể diễn biến từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để tránh các trường hợp tương tự vụ việc tại trường học ở Nha Trang, vị chuyên gia lưu ý phụ huynh, nhà trường, người chăm sóc hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh ngộ độc do khuẩn Salmonella bằng cách đảm bảo an toàn thực phẩm, chọn thực phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc và giữ vệ sinh trong khâu chế biến.

Ngoài ra, một lưu ý khi lưu trữ thực phẩm là người dân cần nắm rõ các cách bảo quản phù hợp. Cụ thể, cần tránh cho trẻ ăn lại đồ ăn cũ, hâm lại nhiều lần; hạn chế các loại đồ ăn dễ nhiễm khuẩn khi chế biến như thịt xay, pate…

“Nguyên nhân là cấu trúc nguyên thủy của các loại thịt này đã bị phá vỡ. Do bị xay, nghiền, chúng dễ trở nên hư hỏng hơn. Bởi vậy, với các trẻ nhỏ, chúng ta cần cho con ăn ngay sau khi làm chín”, BS Thu khuyến cáo.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn, dấu hiệu phụ huynh phải đưa ngay tới bệnh viện

Trẻ bị ngộ độc cần được theo dõi nhiệt độ, dịch nôn trớ, phân và nước tiểu. Nếu có dấu hiệu nặng, gia đình phải đưa trẻ đến ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Cánh gà được nấu chín, vi khuẩn đã chết vẫn có thể gây ngộ độc

Theo các chuyên gia, thức ăn đã nhiễm khuẩn dù qua chế biến, được chiên rán, vi khuẩn có thể chết nhưng độc tố của chúng không mất đi.

Nguồn tin: zingnews.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp